Để quý khách tiện theo dõi và có tính hệ thống, chúng tôi xin được liệt kê các công việc cần làm khi bắt tay vào công việc.
- Trước hết bạn cần hiểu được những nhu cầu cơ bản của gia đình như : Số lượng phòng, diện tích, vị trí các phòng, chức năng các phòng.…
- Lưu ý về những thay đổi trong tương lai, như đám cưới và gia đình sẽ có thêm người...
- Tập hợp và ghi lại tất cả những thông tin ở trên khi thiết kế cho căn nhà của bạn để sau này làm việc với đơn vị thiết kế.
I - LẬP KẾ HOẠCH XÂY NHÀ
1 - Kế hoạch tài chính:
Cách tốt nhất là đầu tiên bạn nên dự trù trước kinh phí. Tránh việc phát sinh ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của bạn. Thông thường có 2 loại chi phí chính cần được ước tính:
a - Ước tính chi phí xây dựng cơ bản:
Đây là chi phí bạn cần để xây dựng ngôi nhà đến mức độ hoàn thiện phần kiên cố và có thể đã bao gồm phần gạch lát trang trí, trần thạch cao, kệ bếp gỗ và sơn nước trong ngoài
b - Ước tính chi phí trang trí nội thất.
Đây là phần rời và hoàn toàn có thể được trang bị sau khi ngôi nhà hoàn thành. Thực tế, việc xây nhà luôn có phát sinh. Vì vậy với số tiền tạm tính trên bạn nên dự trù từ 10 - 30 % số tiền
2 - Các bước chuẩn bị ban đầu.
- Tìm hiểu vấn đề pháp lý liên quan đến nhà bạn và các thủ tục cần thiết.
- Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất.
- Vấn đề về quy hoạch khu vực ( Tham khảo phòng Quản lý Đô thị Thành phố )
- Những quy định bắt buộc khác của chính quyền địa phương liên quan đến khu vực xây nhà của bạn như: tầm cao, số lượng tấm sàn, phần không gian chung...
- Những vấn đề quan hệ với hàng xóm xung quanh như: Vách chung, lối đi chung, cây xanh, thoát nước...
- Tìm hiểu về nhà cung cấp vật liệu xây dựng và giá cả:
3 - Làm việc với Kiến Trúc Sư.
Những điều khi bạn làm việc với Kiến Trúc Sư.
- Mô tả chi tiết nhu cầu của bạn và gia đình.
- Trình bày với Kiến Trúc Sư về ý tưởng thẩm mỹ của bạn và gia đình
- Trình bày những liên quan thắc mắc của bạn liên quan đến việc đó.
- Nếu có sở thích hay điều " tối kỵ " nào liên quan đến ngôi nhà ( Chẳng hạn vấn đề phong thuỷ ) bạn nên bàn luận cùng Kiến Trúc Sư ở bước này.
4 - Hồ sơ thiết kế Kiến Trúc và Nội Thất.
Bạn nên lưu ý để chọn đơn vị Thiết kế chuyên sâu về lĩnh vực nhà ở để hồ sơ bản vẽ công trình được đầy đủ và phương án thiết kế tối ưu nhất.
-Các bản vẽ về phần thiết kế Kiến trúc
- Hồ sơ xin phép xây dựng
- Hồ sơ Kiến Trúc
- Hồ sơ chi tiết cấu tạo
- Hồ sơ trần, tường, sàn
- Hồ sơ bố trí đồ đạc
- Hồ sơ điện nước
- Hồ sơ kết cấu
- Hồ sơ dự toán: Bóc tách chi tiết chi phí xây dựng của từng phần hạng mục
- Mặt bằng chi tiết bố trí đồ đạc nội thất.
- Phối cảnh nội thất 3D
5 - Lựa chọn thầu xây dựng.
- Tiêu chí kinh nghiệm và trình độ của nhà thầu: Đánh giá thông tin này bạn cần tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn. Bạn nên kiểm tra các công việc mà nhà thầu đã thực hiện. Bạn có thể yêu cầu nhà thầu đưa đến tham quan một số công trình tiêu biểu. Bên cạnh đó hãy yêu cầu nhà thầu đưa ra phương án thi công công trình và phương án điều động nhân công theo tiến độ. Phương án cần tính đến điều kiện thực tế ( hiện trường công trình, đường vận chuyển vật liệu... )
- Tiêu chí thời gian: Thực tế đây là mục nổi bật trong phương án thi công. Bạn cần thoả thuận với nhà đầu tư tiến độ và thời gian chi tiết của từng hạng mục công việc.
- Tiêu chí giá cả: Thị trường xây dựng tại tp HCM hiện nay thường có 2 hình thức nhận thầu:
+ Hình thức nhận thầu nhân công ( chủ nhà mua vật liệu ) Gồm nhân công cho các phần việc xây thô, hoàn thiện ( không đóng cọc móng, không điện nước, không nội thất ). Tuỳ theo sự thoả thuận của chủ nhà và nhà thầu...Tuy nhiên để có mức giá sát với thị trường bạn nên tham khảo Kiến Trúc Sư của mình tại thời điểm xây dựng.
- Hình thức nhận thầu toàn bộ cả nhân công cả vật liệu ( khoán trắng ): Mức giá có sự dao động rất lớn do yêu cầu vật liệu của chủ nhà. Khi tiến hành hợp đồng với nhà thầu, chủ nhà cần nêu chỉ tiêu các điều kiện về vật liệu sử dụng với các yếu tố: Mức giá tối thiểu, chủng loại, hạn mức sử dụng, xuất sứ và nhãn hiệu...Hợp đồng về vật liệu càng chi tiết bao nhiêu, việc thanh quyết toán và quan hệ giữa chủ nhà và nhà thầu càng thuận lợi bấy nhiêu.
6 - Công tác giám sát.
Bạn nên tránh việc thuê đơn vị giám sát do nhà thầu giới thiệu để bảo đảm tính khách quan.
- Nhiệm vụ chính của công tác giám sát: Kiểm tra công việc và chất lượng thi công của nhà thầu. Theo dõi vật tư, yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng định mức vật tư, tránh lãng phí hoặc không đảm bảo chất lượng. Tiến hành nghiệm thu từng hạng mục công việc, thúc đẩy thi công đảm bảo đúng tiến độ. Kiểm tra thực hiện an toàn lao động.
II - CHỌN VẬT LIỆU XÂY DỰNG.
Chọn VLXD là công việc khó khăn với tất cả mọi người. Dù bạn chọn phương án khoán công hay khoán trắng bạn vẫn nên tìm hiểu kỹ về VLXD. VLXD quan trọng nhất là cát, gạch, thép, đá, nước và xi măng
1 - Xi măng
Có thể bạn sẽ phải tốn thêm chi phí rất lớn sau này để sữa chữa nếu như tiết kiệm một vài nghìn đồng khi mua xi măng kém chất lượng. Hãy nhớ rằng một khi đã sử dụng xi măng để xây rồi bạn không thể thay thế hoặc cải thiện nó như với mái ngói hoặc một số vật liệu khác. Nếu nó kém chất lượng bạn phải đập bỏ và làm lại. Vì vậy bạn nên lựa chọn nhãn hiệu xi măng uy tín, có danh
2 – Cát
Nếu trong cát có đất sét, sạn hay các chất bẩn khác có thể làm ảnh hưởng đến công trình.vì thế cát cần được làm sạch trước khi sử dụng.
3 - Đá
Cốt liệu thô thường là những viên đá nhỏ tăng thêm sức chịu lực cho bê tông. Đá thông dụng cho bê tông sử dụng hiện nay là đá 1 x 2. Cốt liệu đá phải sạch tạp chất khi đưa vào trộn bê tông. Nếu đá có nhiều tạp chất cần sàng và rửa trước khi đưa vào trộn bê tông.
4 - Nước
Nếu bạn sử dụng nước máy từ hệ thống cấp nước là tốt nhất. nếu nước giếng hay nguồn nước khác thì cần phải sạch, không có chất bẩn.
5 - Bê tông và vữa
Bê tông là hỗ hợp vật liệu đá cát xi măng và làm rắn chắc với tỷ lệ hợp lý. Bảo dưỡng bê tông liên tục từ 10 - 14 ngày.
Vữa là hỗn hợp gồm cát, xi măng và nước 1 theo tỷ lệ nhất định. Vữa nên bảo dưỡng ẩm từ 7 - 10 ngày.
6 - Gạch và cách chọn gạch
Gạch có thể kiểm tra được thông qua quan sát. Thường thì gạch tốt có hình dạng chuẩn với những góc cạnh sắc. Màu sắc tương đồng nhau.
7 - Thép
Hãy lựa chọn thép từ những thương hiệu uy tín trên thì trường. Bạn nên tham khảo kích cỡ và chủng loại thép từ Kiến Trúc Sư của bạn.
Cần giám sát để thợ thi công sắt làm đúng kỹ thuật như trong bản vẽ kết cấu.
8 - Cốt pha
Cốp pha phải đúng với kích thước thiết kế mới đảm bảo được khả năng chịu lực của bê tông. Bạn lưu ý cùng với giám sát của bạn khi nhà thầu làm cốp pha.
III - TIẾN HÀNH XÂY NHÀ
1 - Chuẩn bị mặt bằng
2 - Các công đoạn chủ yếu trong quá trình xây nhà theo thứ tự sau:
a - Phần thô
- Đóng cọc tre, bê tông... ( nếu có )
- Làm móng, công trình ngầm ( Hố ga ), đường cống, đường thoát nước...
- Khung nhà ( cột, dầm, sàn ) đường ống điện, nước, máy lạnh, cáp, ti vi...
- Xây tường bao che, tường ngăn không gian...
- Làm mái
- Lắp điện, nước, mộc
Tất cả các công việc trên đều phải thông qua thời gian bảo dưỡng với từng loại công việc.
b - Phần hoàn thiện
- Ôp, lát gạch, đóng trần, sơn.
- Lắp đặt thiết bị WC, điện...
- Làm mộc cửa, cầu thang, bếp...
- Các phần khác như: mành rèm, tủ trang trí...
- Rà soát chi tiết từ trên xuống dưới, chắm vá những chỗ sai sót.
- Tổng vệ sinh trước khi bàn giao.
LỜI KẾT
Nhà là vẻ đẹp của Xã Hội, nó là nghệ thuật. Là cuộc sống vì nó gắn liền với đời sống của chúng ta.
Những vấn đề trên đây chỉ rất sơ lược về quá trình xây dựng 1 ngôi nhà. Thực tế còn rất nhiều điều phát sinh, khó khăn cần giải quyết. Hy vọng nó giúp ích được phần nào cho các bạn trong việc giải quyết các khó khăn ấy.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG SAIGON HOUSE
Điện Thoại : (028) 38 940 226
Hotline CSKH : 0961 868 968
Email : lienhe@saigon.house
Địa chỉ : 652 Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
Bình luận